Thứ năm, Ngày 2 Tháng 5 Năm 2024

Tin chuyên ngành

Gửi Email In trang Lưu
TỐC ĐỘ TĂNG VÀ SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC NGUỒN THU VÀO TỐC ĐỘ TĂNG THU NHẬP BÌNH QUÂN ĐẦU NGƯỜI (1 THÁNG) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2004 - 2018 QUA KẾT QUẢ KHẢO SÁT MỨC SỐNG HỘ GIA ĐÌNH

22/01/2021 09:51

Thu nhập bình quân đầu người (1 tháng) là chỉ tiêu kinh tế - xã hội phản ánh mức thu nhập của các tầng lớp dân cư để đánh giá mức sống, phân hoá giàu nghèo, tính tỷ lệ nghèo làm cơ sở cho hoạch định chính sách nhằm nâng cao mức sống của nhân dân, xoá đói giảm nghèo.

Thu nhập bình quân đầu người (1 tháng) được tính bằng cách chia tổng thu nhập trong năm của hộ dân cư cho số nhân khẩu của hộ và chia cho 12 tháng.

Thu nhập của hộ là toàn bộ số tiền và giá trị hiện vật sau khi trừ chi phí sản xuất mà hộ và các thành viên của hộ nhận được trong một thời kỳ nhất định, thường là 1 năm.

Thu nhập của hộ bao gồm:

- Thu từ tiền công, tiền lương;

- Thu từ sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu từ sản xuất ngành nghề phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản (sau khi đã trừ chi phí sản xuất và thuế sản xuất);

- Thu khác được tính vào thu nhập như thu do biếu, mừng, lãi tiết kiệm …

Các khoản thu không tính vào thu nhập gồm rút tiền tiết kiệm, thu nợ, bán tài sản, vay nợ, tạm ứng và các khoản chuyển nhượng vốn nhận được do liên doanh, liên kết trong sản xuất kinh doanh …

Từ năm 2002 trở lại đây, cứ 2 năm 1 lần Tổng cục Thống kê tổ chức triển khai thực hiện cuộc Khảo sát mức sống dân cư để thu thập và tính toán chỉ tiêu thu nhập bình quân đầu người (1 tháng) suy rộng cho cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Dưới đây, dựa trên cơ sở nguồn số liệu từ kết quả của các cuộc Khảo sát mức sống dân cư trong giai đoạn 2002 đến 2018 của tỉnh Hà Giang để phân tích tốc độ tăng và sự đóng góp của các nguồn thu nhập vào tốc độ tăng của thu nhập bình quân đầu người (1 tháng) giai đoạn 2004 - 2018.

Để tính toán được tốc độ tăng thu nhập bình quân, sự đóng góp của các nguồn thu vào tốc độ tăng thu nhập bình quân, cần phải chuẩn bị các số liệu như trong Biểu 1 dưới đây.

Từ số liệu ở Biểu 1, ta tính toán được lượng tăng tuyệt đối và tỷ trọng đóng góp của từng nguồn thu trong lượng tăng tuyệt đối của thu nhập bình quân đầu người tỉnh Hà Giang giai đoạn 2004 - 2018, bình quân giai đoạn 2002 - 2006 và bình quân giai đoạn 2008 - 2018 ở Biểu 2 và Biểu 3.

Các Cột 1, Cột 2, Cột 3, Cột 4, Cột 5 tính toán dựa trên công thức tính lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng tuyệt đối bình quân theo các công thức dưới đây:

Cột 1 Biểu 3 = Cột 1 Biểu 3 + Cột 2 Biểu 3 + Cột 3 Biểu 3 + Cột 4 Biểu 3 + Cột 5 Biểu 3;

Cột 2 Biểu 3 = Cột 2 Biểu 2 : Cột 1 Biểu 2 x 100;

Cột 3 Biểu 3 = Cột 3 Biểu 2 : Cột 1 Biểu 2 x 100;

Cột 4 Biểu 3 = Cột 4 Biểu 2 : Cột 1 Biểu 2 x 100;

Cột 5 Biểu 3 = Cột 5 Biểu 2 : Cột 1 Biểu 2 x 100.

Trên cơ sở số liệu ở Biểu 1 và Biểu 3, áp dụng phương pháp chỉ số, ta tính toán được tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng và sự đóng góp của các nguồn thu: (1) Thu từ tiền công, tiền lương; (2) Thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản; (3) Thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản; (4) Thu khác vào tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2004 - 2018, bình quân giai đoạn 2002 - 2006 và bình quân giai đoạn 2008 - 2018 của tỉnh Hà Giang như ở Biểu 4 dưới đây.

Số liệu ở Biểu 4 cho thấy, với chu kì khảo sát 2 năm 1 lần thì trong giai đoạn 2004 - 2018, thu nhập bình quân đầu người/tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang liên tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều giữa các năm. Nếu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao thì: Năm 2016 là năm có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng đạt thấp nhất là 18,1%; tiếp theo là các năm 2004, 2010, 2018, 2014,  2006, 2012 với các tốc độ tăng tương ứng lần lượt là: 26,3%; 28,4%; 30,2%; 31,9%; 33,1%; 39,5% và năm 2008 là năm có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng cao nhất, đạt 44,3%. Tốc độ thu nhập bình quân đầu người/tháng bình quân năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2002 - 2006 đạt 13,9 điểm phần trăm; và bình quân năm giai đoạn 2008 - 2018 đạt 29,4 điểm phần trăm. So với giai đoạn 2002 - 2006 thì tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng bình quân năm giai đoạn 2008 - 2018 đạt cao hơn 15,5 điểm phần trăm. Hình 1 dưới đây sẽ giúp quan sát rõ hơn diễn biến theo thời gian của tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2004 - 2018

Có thể thấy rõ sự đóng góp của các nguồn thu vào tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng giai đoạn 2004 - 2018 trên địa bàn tỉnh Hà Giang những phân tích dưới đây:

          - Năm 2004, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2002 là 26,3 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 11 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 41,7%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 15,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 58,1%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản làm giảm tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng 2,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là -8,7%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 2,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 8,9%.

          - Năm 2006, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2004 là 33,1 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 12,7 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 38,2%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 10,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 31,5%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 8,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 24,8%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 1,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 5,5%.

- Năm 2008, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2006 là 44,3 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 18,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 42,4%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 19,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 43,4%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 5,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 12,2%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 0,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 2,1%.

- Năm 2010, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2008 là 28,4 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 10,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 36,1%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 15,7 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 55,1%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 1,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 6,7%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 0,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 2,0%.

- Năm 2012, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2010 là 39,5 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 13,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 33,4%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 20,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 51,1%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 2,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 6,5%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 3,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 9,0%.

- Năm 2014, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2012 là 31,9 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 10,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 34,2%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 7,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 24,7%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 9,5 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 29,8%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 3,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 11,3%.

- Năm 2016, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2014 là 18,1 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 9,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 50,7%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 4,7 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 26,2%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 3,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 18,0%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 0,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 5,1%.

- Năm 2018, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng so với năm 2016 là 30,2 điểm phần trăm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 14,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 49,3%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng làm giảm tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng 3,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là -10,9%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 13,7 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 45,5%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 4,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 16,2%.

- Bình quân năm giai đoạn 2002-2006, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng là 13,9 điểm phần trăm/năm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 5,5 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 39,6%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 5,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 41,8%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 1,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 11,8%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 0,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 6,8%.

- Bình quân năm giai đoạn 2008-2018, tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng là 29,4 điểm phần trăm/năm thì: (1) Nguồn thu từ tiền công, tiền lương đóng góp 12,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 41,8%; (2) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 6,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 21,9%; (3) Nguồn thu từ hoạt động sản xuất phi nông, lâm, nghiệp và thủy sản đóng góp 7,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 25,9%; (4) Nguồn thu khác đóng góp 3,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 10,4%.

Hình 2 dưới đây giúp quan sát, đánh giá rõ hơn sự đóng góp của từng nguồn thu vào tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người/tháng trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2004 - 2018.

Tăng Bá Tuyên

Tin khác

Tin giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 năm 2020 (19/01/2021 08:59)

Tin giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11 năm 2020 (14/12/2020 08:41)

Công tác thành lập Ban chỉ đạo, Tổ thường trực giúp việc chuẩn bị cho Tổng điều tra kinh tế năm 2021 trên địa bàn tỉnh Hà Giang (02/12/2020 07:53)

THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG CỦA CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53 DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2019 (26/11/2020 14:02)

Tin giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 năm 2020 (01/11/2020 10:14)

PHÂN TÍCH SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ, THUẾ SẢN PHẨM VÀ TRỢ CẤP VÀO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (GRDP) GIAI ĐOẠN 2011 - 2019 (12/10/2020 15:51)

ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019 (08/10/2020 11:01)

Tin giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2020 (29/09/2020 15:25)

HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2019 (14/09/2020 10:43)

Giá cả và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2020 (10/09/2020 09:45)