Thứ bảy, Ngày 27 Tháng 4 Năm 2024

Tin chuyên ngành

Gửi Email In trang Lưu
PHÂN TÍCH SỰ ĐÓNG GÓP CỦA CÁC KHU VỰC KINH TẾ, THUẾ SẢN PHẨM VÀ TRỢ CẤP VÀO TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG TỔNG SẢN PHẨM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (GRDP) GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

12/10/2020 15:51

Để phân tích mức độ đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp vào Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019, trước hết cần hiểu và nắm rõ khái niệm, phương pháp tính, phân tổ của các chỉ tiêu Tổng sản phẩm trên địa bàn và Tốc độ tăng trưởng Tổng sản phẩm trên địa bàn (sau đây viết tắt là GRDP và tốc độ tăng trưởng GRDP). Dưới đây xin giới thiệu khái niệm, phương pháp tính và phân tổ các chỉ tiêu GRDP và Tốc độ tăng trưởng GRDP theo Quyết định số 54/2016/QĐ-TTg ngày 19/12/2016 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, huyện, xã về các chỉ tiêu GRDP và Tốc độ tăng GRDP như sau:

Thứ nhất, chỉ tiêu GRDP:

- Khái niệm: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là chỉ tiêu kinh tế tổng hp phản ánh giá trị mới tăng thêm của hàng hóa và dịch vụ được tạo ra trên địa bàn tỉnh/thành phố trong một thời gian nhất định (6 tháng, năm). Cụm từ “hàng hóa và dịch vụ cuối cùng” được hiểu theo nghĩa không tính giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất sản phẩm. Tổng sn phẩm trên địa bàn được tính theo giá hiện hành và giá so sánh.

Nội dung tổng quát của GRDP được xét dưới các góc độ khác nhau:

Xét về góc độ sử dụng (chi tiêu): GRDP là tổng cầu của nền kinh tế tỉnh, thành phố bao gồm: Tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình, tiêu dùng cuối cùng của Chính quyền địa phương, tích lũy tài sản (tích lũy tài sản cố định, tích lũy tài sản lưu động và tích lũy tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ.

Xét về góc độ thu nhập: GRDP gồm Thu nhập của người lao động, thuế sản xuất, khu hao tài sản cố định dùng cho sản xuất và giá trị thặng dư sản xuất trong kỳ;

Xét về góc độ sản xuất: GRDP bằng giá trị sản xuất trừ đi chi phí trung gian.

- Phương pháp tính GRDP:

+ Theo giá hiện hành, có 3 phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn, gồm:

* Phương pháp sản xuất: Tổng sản phẩm trên địa bàn bằng (=) Tổng giá trị tăng thêm của tất cả các ngành kinh tế cộng (+) thuế nhập khẩu trừ (-) trợ cấp sản xuất phát sinh từ các đơn vị thường trú trong tỉnh/thành phố.

* Phương pháp thu nhập: Tổng sản phẩm trên địa bàn bng (=) Tổng thu nhập tạo nên từ các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất như lao động, vốn, đất đai, máy móc, thiết bị. Theo phương pháp này, tổng sản phẩm trên địa bàn gồm 4 yếu tố: thu nhập của người lao động từ sản xuất (bằng tiền và hiện vật quy ra tiền), thuế sản xuất (đã trừ phần tr cấp cho sản xuất), khấu hao tài sản cố định dùng trong sản xuất và thặng dư sản xuất hoặc thu nhập hỗn hợp của tỉnh/thành phố.

* Phương pháp sử dụng: Tổng sản phẩm trên địa bàn bng tổng của 3 yếu tố: tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình và chính quyền địa phương; tích lũy tài sản (tài sản cố định, tài sản lưu động và tài sản quý hiếm) và chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của các đơn vị trường trú trong tỉnh/thành phố.

Về mặt lý thuyết thì có thể tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo 3 phương pháp như trên. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay để tính cho một tỉnh/thành phố thì nguồn thông tin rất hạn chế và chưa đủ điều kiện để có thể vận dụng cả 3 phương pháp như đối với toàn bộ nền kinh tế nên việc tính tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh/thành phố chủ yếu theo phương pháp sản xuất.

Theo giá so sánh

Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh được tính qua những bước trung gian. Vì chỉ tiêu tổng sản phẩm trên địa bàn hoặc giá trị tăng thêm không thể phân tích được thành các yếu tố giá và lượng, nên không có chỉ số giá phù hợp để giảm phát trực tiếp nên được tính gián tiếp bằng hiệu giữa giá trị sản xuất theo giá so sánh và chi phí trung gian theo giá so sánh (Phương pháp tính tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh bằng phương pháp sản xuất).

- Phân tổ chủ yếu: GRDP được phân tổ theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế.

Thứ hai, chỉ tiêu Tốc độ tăng trưởng GRDP:

- Khái niệm Tốc độ tăng trưởng GRDP:

+ Tính tốc độ tăng 6 tháng, năm: Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn 6 tháng, năm (kỳ) là tỷ lệ phần trăm tăng lên của tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) của kỳ này so với của cùng kỳ năm trước. Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn được tính theo giá so sánh theo công thức sau:

Trong đó:

GRDPn1: Là GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm báo cáo;

GRDPn0: Là GRDP theo giá so sánh của 6 tháng hoặc năm trước năm báo cáo.

+ Tính tc độ tăng trưởng GRDP bình quân theo thời kỳ (nhiều năm)

Công thức tính:

Trong đó:

dGRDP: Tc độ tăng GRDP bình quân năm thời kỳ; từ sau năm gốc so sánh đến năm thứ n;

GRDPn: GRDP theo giá so sánh năm cuối (năm thứ n) của thời kỳ nghiên cứu;

GRDP0: GRDP theo giá so sánh năm gốc so sánh của thời kỳ nghiên cứu;

n: Số năm tính từ năm gốc so sánh cho đến năm báo cáo.

- Phân tổ chủ yếu: Tốc độc tăng trưởng GRDP được phân tổ chủ yếu theo ngành kinh tế và loại hình kinh tế.

Từ năm 2014 trở về trước, chỉ tiêu GRDP và Tốc độ tăng trưởng GRDP do Cục Thống kê các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thu thập dữ liệu, tính toán và báo cáo Tổng cục Thống kê. Tuy nhiên, từ năm 2015 đến nay, thực hiện Quyết định số 715/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đổi mới quy trình biên soạn số liệu Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chỉ tiêu GRDP và Tốc độ tăng trưởng GRDP do Tổng cục Thống kê biên soạn và công bố cho các tỉnh, thành phố (trên cơ sở số liệu đầu vào do Cục Thống kê các tỉnh, thành phố thu thập và cung cấp) nhằm nâng cao chất lượng và đảm bảo tính thống nhất trên phạm vi cả nước. Đồng thời, cũng từ năm 2015 đến nay chỉ tiêu GRDP tính toán được phân tổ theo 3 khu vực (Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ) và tách riêng bộ phận thuế sản phẩm và trợ cấp (trước đây thuế sản phẩm và trợ cấp được tính vào từng khu vực cụ thể mà không tách riêng).

Trong bài viết này sử dụng kết quả số liệu GRDP, Tốc độ tăng trưởng GRDP theo giá so sánh năm 2010 đã đánh giá lại của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2018 và sơ bộ 2019 (phân tổ theo 3 khu vực là Nông, lâm nghiệp và thủy sản; Công nghiệp và Xây dựng; Dịch vụ; và Thuế sản phẩm và trợ cấp) do Tổng cục Thống kê tính toán, công bố để tính toán tốc độ tăng GRDP, phân tích mức độ và tỷ phần đóng của từng khu vực kinh tế, gồm: (1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ; và (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp vào tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019 của tỉnh Hà Giang. Các số liệu cần chuẩn bị để tính toán được trình bày chi tiết trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: GRDP theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Niên giám và các nguồn khác của Cục Thống kê Hà Giang

Từ số liệu ở Bảng 1, ta tính toán được lượng tăng tuyệt đối và tỷ trọng đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp trong lượng tăng tuyệt đối của GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019 ở Bảng 2 và Bảng 3.

Bảng 2: Lượng tăng tuyệt đối của GRDP theo giá so sánh năm 2010 phân theo khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Nguồn: Tác giả tính toán

Các Cột 1, Cột 2, Cột 3, Cột 4, Cột 5 tính toán dựa trên công thức tính lượng tăng tuyệt đối liên hoàn và lượng tăng tuyệt đối bình quân theo các công thức dưới đây:

- Lượng tăng tuyệt đối liên hoàn:

Bảng 3: Tỷ trọng đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp trong lượng tăng tuyệt đối của GRDP giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019 tỉnh Hà Giang

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tính toán

Cột 1 Bảng 3 = Cột 1 Bảng 3 + Cột 2 Bảng 3 + Cột 3 Bảng 3 + Cột 4 Bảng 3 + Cột 5 Bảng 3;

Cột 2 Bảng 3 = Cột 2 Bảng 2 : Cột 1 Bảng 2 x 100;

Cột 3 Bảng 3 = Cột 3 Bảng 2 : Cột 1 Bảng 2 x 100;

Cột 4 Bảng 3 = Cột 4 Bảng 2 : Cột 1 Bảng 2 x 100;

Cột 5 Bảng 3 = Cột 5 Bảng 2 : Cột 1 Bảng 2 x 100.

Trên cơ sở số liệu ở Bảng 1 và Bảng 3, áp dụng phương pháp chỉ số, ta tính toán được Tốc độ tăng GRDP, mức độ ảnh hưởng và tỷ phần đóng góp của các khu vực kinh tế: (1) Nông, lâm nghiệp và thủy sản; (2) Công nghiệp và xây dựng; (3) Dịch vụ; và (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp vào tốc độ GRDP giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019 của tỉnh Hà Giang như ở Bảng 4 dưới đây.

Bảng 4: Tốc độ tăng trưởng GRDP, mức độ và tỷ phần đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp vào tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2019, bình quân giai đoạn 2011 - 2015 và bình quân giai đoạn 2016 - 2019 tỉnh Hà Giang

Đơn vị tính: %

Nguồn: Tác giả tính toán

Số liệu ở Bảng 4 cho thấy, trong giai đoạn 2011 - 2019, GRDP của tỉnh Hà Giang liên tục tăng, nhưng tốc độ tăng trưởng không đều giữa các năm. Nếu xếp theo thứ tự từ thấp đến cao thì: Năm 2015 là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP đạt thấp nhất là 4,5%; tiếp theo là các năm 2014, 2019, 2016, 2018, 2012, 2013, 2011 với các tốc độ tăng tương ứng lần lượt là: 5,8%; 6,0%; 6,5%; 6,6%; 7,1%; 7,2%; 7,3%; và năm 2017 là năm có tốc độ tăng trưởng GRDP cao nhất, đạt 7,7%. Tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân năm trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn  2011 - 2015 đạt 6,4 điểm phần trăm; và bình quân năm giai đoạn 2016 - 2019 đạt 6,7 điểm phần trăm. So với giai đoạn 2011 - 2015 thì tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân năm giai đoạn 2016 - 2019 đạt cao hơn 0,4 điểm phần trăm. Hình 1 dưới đây sẽ giúp quan sát rõ hơn diễn biến theo thời gian của tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019.

Hình 1. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2019

Đơn vị tính: %

Phân tích mức độ và tỷ phần đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp vào tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2019 tỉnh Hà Giang chi tiết theo từng năm và bình quân giai đoạn 2011 - 2015, giai đoạn 2016 - 2019 như sau:

- Năm 2011, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7,3 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 15,4%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,4 điểm phần trăm, tương ừng với  tỷ phần đóng góp là 33,6%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 30,3%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 1,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 20,7%. Đây là năm Thuế sản phẩm và trợ cấp có mức độ đóng góp cao nhất vào Tốc độ tăng trưởng GRDP trong cả giai đoạn 2011 - 2019;

- Năm 2012, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7,1 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 20,3%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 3,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 45%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 3,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 43,8%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp làm giảm Tốc độ tăng trưởng GRDP 0,6 điểm phần trăm (tức -0,6%), tương ứng với tỷ phần đóng góp là -9,1%. Đây là năm khu vực Dịch vụ có mức độ đóng góp cao nhất, đồng thời cũng là năm Thuế sản phẩm và trợ cấp giảm kéo theo làm giảm mức độ đóng góp sâu nhất vào Tốc độ tăng trưởng GDRP trong cả giai đoạn 2011 - 2019;

- Năm 2013, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7,2 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 2,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 30,4%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 39%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 31,5%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp làm giảm Tốc độ tăng trưởng 0,1 điểm phần trăm (tức -0,1%), tương ứng với tỷ phần đóng góp giảm là -0,9%. Đây là năm khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức độ đóng góp cao nhất vào Tốc độ tăng trưởng GRDP trong cả giai đoạn 2011 - 2019;

- Năm 2014, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 5,8 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,9 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 32,6%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 1,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 32,5%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 39,4%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 4,5%;

- Năm 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 4,5 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 2,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 45,6%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 0,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 7%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 1,9 điểm phần trăm, tương ứng tỷ phần đóng góp là 42,9%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 4,5%. Đây là năm khu vực Công nghiệp và Xây dựng, khu vực Dịch vụ có mức độ đóng góp thấp nhất vào Tốc độ tăng trưởng GRDP trong cả giai đoạn 2011 - 2019;

- Năm 2016, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,5 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 27,1%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 1,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 22%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 42,3%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,5 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 8,6%;

- Năm 2017, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 7,7 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,2 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 15,2%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 3,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 43%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,8 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 36,1%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 5,7%;

- Năm 2018, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,6 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 16,9%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,6 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 39,1%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,5 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phẩn đóng góp là 37,9%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,4 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 6,1%;

- Năm 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,0 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 18,8%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,3 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 38,9%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,5 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 42%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,1 điểm phần trăm, tương ứng với tỷ phần đóng góp là 0,3%;

- Tính chung bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,4 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,8 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 28,2%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,0 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 30,9%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,4 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 37,2%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,2 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 3,7%;

- Tính chung bình quân năm giai đoạn 2016 - 2019, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt 6,7 điểm phần trăm thì: (1) Khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản đóng góp 1,3 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 19,2%; (2) Khu vực Công nghiệp và Xây dựng đóng góp 2,4 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 6,4%; (3) Khu vực Dịch vụ đóng góp 2,6 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 39,4%; (4) Thuế sản phẩm và trợ cấp đóng góp 0,4 điểm phần trăm, tỷ phần đóng góp là 5,0%;

Hình 2 sẽ giúp quan sát, đánh giá rõ hơn về mức độ và tỷ phần đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp vào Tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2019 tỉnh Hà Giang qua từng năm.

Hình 2. Mức độ đóng góp của từng khu vực kinh tế, thuế sản phẩm và trợ cấp vào tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2011 - 2019 tỉnh Hà Giang

Đơn vị tính: %

Nhìn chung trong giai đoạn 2011 - 2019 trên địa bàn tỉnh Hà Giang, khu vực Dịch vụ có mức độ và tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP đạt cao nhất; tiếp đến là khu vực Công nghiệp và Xây dựng; khu vực Nông, lâm nghiệp và thủy sản; và cuối cùng là thuế sản phẩm và trợ có mức độ và tỷ phần có mức độ và tỷ phần đóng góp vào tốc độ tăng trưởng GRDP đạt thấp nhất, cá biệt có năm thuế và trợ cấp sản phẩm còn làm giảm tốc độ tăng trưởng GRDP trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, mức độ đóng góp của các khu vực kinh tế vào Tốc độ tăng trưởng GRDP không có sự nổi trội của khu vực nào.

Với việc xác định mục tiêu xây dựng Hà Giang là tỉnh phát triển về thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp; đến năm 2030 là tỉnh khá trong khu vực trung du miền núi phía Bắc; đến năm 2045 là tỉnh trung bình khá của cả nước thì có thể dự báo mức độ đóng góp của khu vực Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản nghiệp, khu vực Dịch vụ vào Tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh trong giai đoạn tới sẽ tăng lên đáng kể, trong khi đó mức độ đóng góp của khu vực Công nghiệp và Xây dựng sẽ ổn định hoặc có thể giảm./.

Tăng Bá Tuyên

Tin khác

ĐIỀU KIỆN Ở VÀ SINH HOẠT CỦA CÁC HỘ DÂN CƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở NĂM 2019 (08/10/2020 11:01)

Tin giá và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 năm 2020 (29/09/2020 15:25)

HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2019 (14/09/2020 10:43)

Giá cả và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 8 năm 2020 (10/09/2020 09:45)

Một số đặc trưng cơ bản của các dân tộc thiểu số tỉnh Hà Giang (09/09/2020 14:44)

MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG VÀ TỶ PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA YẾU TỐ ĐẾN BIẾN ĐỘNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHUNG CỦA KINH TẾ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2019 (28/08/2020 09:22)

Giá cả và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 năm 2020 (12/08/2020 14:54)

Sự phát triển của giáo dục Hà Giang - góc nhìn từ kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 và năm 2019 (04/08/2020 09:02)

Giá cả và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 năm 2020 (17/07/2020 15:16)

Giá cả và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 năm 2020 (17/07/2020 15:11)