Chủ nhật, Ngày 5 Tháng 5 Năm 2024

Tin chuyên ngành

Gửi Email In trang Lưu
Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động chỉ tiêu GRDP của tỉnh Hà Giang năm 2022 so với năm 2021

24/10/2023 21:05

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP - Gross Regional Domestic Product) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ cuối cùng được tạo ra trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong một khoảng thời gian nhất định (thường là 1 năm). GRDP không tính giá trị các sản phẩm vật chất và dịch vụ đã sử dụng ở các khâu trung gian trong quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm. GRDP biểu thị kết quả sản xuất do các đơn vị thường trú tạo ra trong lãnh thổ kinh tế của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

            GRDP là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, phản ánh tập trung và khái quát nhất về phát triển kinh tế của một địa phương (một tỉnh, thành phố), là cơ sở để tính toán nhiều chỉ tiêu thông kê hiệu quả, quan trọng khác của địa phương (tỉnh, thành phố) như năng suất lao động (NSLĐ), hiệu quả vốn đầu tư (ICOR), … Tăng GRDP là tăng thêm khối lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ, tăng tỷ trọng tăng thêm trong giá trị sản phẩm, nên tăng GRDP sẽ góp phần tăng nguồn lực (tích lũy) để mở rộng sản xuất, tăng cường xuất khẩu, tạo điều kiện để nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, việc phân tích, đánh giá ảnh ưởng của các nhân tố đến biến động GRDP qua các năm để có cơ sở đề xuất các giải pháp không ngừng nâng cao tốc độ tăng GRDP là hết sức quan trọng và cần thiết.

Trên cơ sở số liệu GRDP, số lao động làm việc chính thức năm 2021, sơ bộ năm 2022 của tỉnh Hà Giang và kết quả nghiên cứu vận dụng phương pháp chỉ số trong bài viết “Thiết lập hệ thống chỉ số để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động chỉ tiêu GDP trong điều kiện số liệu hiện nay của Việt Nam” của tác giả Tăng Văn Khiên đã được giới thiệu trên Tờ Thông tin Khoa học Thống kê số 06 năm 2022 của Viện Khoa học Thống kê, tác giả ứng dụng để tiến hành tính toán các trị số cần thiết và phân tích biến động chỉ tiêu GRDP của tỉnh Hà Giang năm 2022 (sơ bộ) so với năm 2021.

Để ứng dụng phương pháp chỉ số để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động chỉ tiêu GRDP, trong bài viết này sử dụng các số liệu chính thức năm 2021, sơ bộ năm 2022 của tỉnh Hà Giang trong Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: GRDP và số lao động làm việc chính thức năm 2021, sơ bộ năm 2022 của tỉnh Hà Giang

Năm

GDRP (Triệu đồng - Giá so sánh)

Lao động (Người)

Tổng số

Nông nghiệp

CN-XD

Dịch vụ

Thuế

Tổng số

Nông nghiệp

CN-XD

Dịch vụ

2021

15.115.584

4.608.787

3.563.093

6.088.263

855.442

350.517

213.767

53.704

83.046

2022

(Sơ bộ)

16.175.363

4.749.463

4.066.879

6.488.020

871.000

361.340

192.241

64.820

104.279

(Nguồn: Niên giám Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2021, 2022 và số liệu sơ bộ GRDP của Cục Thống kê tỉnh Hà Giang năm 2022)

Từ số liệu GDRP theo giá so sánh năm 2010 có thuế và GDRP của các khu vực kinh tế không có thuế sản phẩm, số lượng lao động làm việc chia theo khu vực kinh tế năm 2021 (gọi là năm gốc) và năm 2022 (gọi là năm báo cáo) của tỉnh Hà Giang để tính toán các chỉ số để phân tích biến động GRDP năm 2022 so với năm 2021, kết quả tính toán cụ thể như sau:

Thứ nhất, tính toán NSLĐ các khu vực kinh tế và NSLĐ bình quân giữa 3 khu vực: Ta lấy GRDP của mỗi khu vực kinh tế (triệu đồng) cho số lượng lao động của khu vực tạo ra GRDP đó (người) sẽ được NSLĐ tương ứng của khu vực (triệu đồng/người). Theo đó ta có kết quả tính toán tại Bảng 2 dưới đây.

Bảng 2: NSLĐ các khu vực kinh tế và bình quân giữa 3 khu vực

(Nguồn: Tác giả tự tính toán)

Ngoài ra, ta phải tính toán bổ sung thêm NSLĐ bình quân kỳ gốc tính theo số lao động kỳ báo cáo như sau:

(21,56 x 192.241 + 66,35 x 64.820 + 73,31 x 104.279)

=

44,53 (Triệu đồng/người)

(192.241 + x 64.820 + x 104.279)

Thứ hai, tính toán chỉ số phát triển một số chỉ tiêu:

- Chỉ số phát triển GRDP (2022 so với 2021):

                                           ( 16 175 363 : 15 115 584 ) = 1,0701

- Chỉ số phát triển NSLĐ bình quân các khu vực:

                                           ( 44,76 : 43,12 ) = 1,0381

- Chỉ số thay đổi kết cấu lao động giữa các khu vực: 

                                           ( 44,53 : 43,12 ) = 1,0326

- Chỉ số tăng giảm lao động:

                                           ( 361 340 : 350 517 ) = 1,0309

Thứ ba, tính toán ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ tăng GRDP:

- Tốc độ tăng chung GRDP:

                                            ( 1,0701 - 1) = 0,0701 hoặc 7,01 %

- Tỷ lệ tăng GRDP do thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm:  

                                            ( 1,0701 - 1,0381 x 1,0309) = 0,00 hoặc 0,00 %

- Tỷ lệ tăng GRDP do tăng NSLĐ nội bộ các khu vực:

                                            ( 1,0381 - 1,0326 ) x 1,0309 = 0,0056 hoặc 0,56 %

- Tỷ lệ tăng GRDP do thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực:

                                            ( 1,0326 - 1 ) x 1,0309  = 0,0336 hoặc 3,36 %

- Tỷ lệ tăng GRDP do tăng số lượng lao động đang làm việc:

                                             ( 1,0309 - 1) = 0,0309 hoặc 3,09 %

Thứ tư, phân tích kết quả tính toán ảnh hưởng của các nhân tốc đến tốc độ tăng GRDP của tỉnh Hà Giang năm 2022 so với năm 2021:

Kết quả tính toán trên cho thấy, năm 2022 so với năm 2021, GRDP của tỉnh tăng 7,01%, trong đó:

- Tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP năm 2021 là 5,7 % giảm xuống 5,4% năm 2022, tuy nhiên mức độ giảm không đáng kể nên tác động giảm do thuế sản phẩm năm 2022 vào tốc độ tăng của GRDP gần như bằng 0 - tương ứng với tỷ phần đóng góp làm giảm bằng 0 % ( 0 : 7,01  x 100);

- NSLĐ giữa các khu vực tăng lên và đã làm tăng GRDP là 0,56% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 8,4 % ( 0,56 : 7,01 x 100);

- Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực làm tăng GRDP là 3,36% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 47,92 % ( 3,36 : 7,01 x 100);

- Tăng số lượng lao động đang làm việc làm tăng GRDP là 3,09% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 44,04 % ( 3,09 : 7,01 x 100).

Ta có thể quan sát rõ hơn sự ảnh hưởng và tỷ phần đóng góp của các nhân tố đến tốc độ tăng GRDP năm 2022 so với năm 2021 của tỉnh Hà Giang qua Hình 1 dưới đây.


Sự ảnh hưởng và tỷ phần đóng góp của các nhân tố đến tốc độ tăng GRDP năm 2022 so với năm 2021

của tỉnh Hà Giang

 

Tóm lại, trong 4 nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ tăng GRDP năm 2022 so với năm 2021 của tỉnh Hà Giang thì nhân tố thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực là ảnh hưởng nhiều nhất (3,36%); tiếp đến là nhân tố thay đổi số lượng lao động đang làm việc (3,09%) và nhân tố tăng NSLĐ nội bộ các khu vực (0,56%). Riêng nhân tố tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP không có đóng góp gì vào tốc độ tăng của GRDP năm 2022 so với năm 2021 của tỉnh Hà Giang.

Từ kết quả phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến tốc độ tăng GRDP của tỉnh Hà Giang trên đây, có thể thấy, dưới góc độ ảnh hưởng của các nhân tố đã phân tích, để đạt được tốc độ tăng GRDP những năm sau cao hơn thì trong những năm tiếp theo cần tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm sau:

Thứ nhất, cần tiếp tục thực hiện các chính sách, giải pháp tập trung phát triển sản xuất trên các lĩnh vực nông, lâm nghiệp và thủy sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, … để tạo ra thêm nhiều khối lượng sản phẩm, tạo ra những sản phẩm mới, giá trị mới cho nền kinh tế; đồng thời thu hút thêm lao động làm việc trong nền kinh tế, tạo ra nhiều việc làm mới, nâng quy mô lao động đang làm việc trong nền kinh tế, …;

Thứ hai, trên cơ sở phát triển sản xuất, tạo ra nhiều sản phẩm và giá trị mới cho nền kinh tế, cần tập trung thực hiện các giải pháp để thu tốt các loại thuế, phí, … như: Thu thuế giá trị gia tăng hàng hóa và dịch vụ; thu thuế tiêu thụ đặc biệt hàng hóa và dịch vụ; thu thuế tài nguyên của doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, công thương nghiệp ngoài quốc doanh; thu thuế bảo vệ môi trường; thuế GTGT thu từ hàng hóa nhập khẩu; thuế xuất nhập khẩu.… để phần nâng cao giá trị, tỷ trọng của thuế sản phẩm trong GRDP;

Thứ ba, cần tiếp tục thực hiện tốt các chính sách đào tạo nghề, chính sách thu hút lao động chuyển dịch từ hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản sang hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng và dịch vụ để góp phần nâng cao năng suất lao động của từng khu vực và năng suất lao động bình quân chung./.

Tăng Bá Tuyên

Tin khác

Phân biệt Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người và thu nhập bình quân đầu người của tỉnh (17/11/2021 10:45)

Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và môi trường khu vực nông thôn tỉnh Hà Giang qua kết quả điều tra nông thôn nông nghiệp giữa kỳ 2020 (20/09/2021 15:30)

DÂN SỐ CAO TUỔI VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA DÂN SỐ CAO TUỔI Ở HÀ GIANG QUA KẾT QUẢ TỔNG ĐIỀU TRA DÂN SỐ VÀ NHÀ Ở 2019 (15/09/2021 15:15)

Tin giá và chỉ số giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tháng 8 năm 2021 (14/09/2021 15:38)

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CƠ BẢN CỦA VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ QUA KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA 53 DÂN TỘC THIỂU SỐ NĂM 2019 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (05/07/2021 16:00)

KẾT QUẢ CHỦ YẾU ĐIỀU TRA LAO ĐỘNG VIỆC LÀM NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (07/06/2021 14:59)

HÀ GIANG 30 NĂM TÁI LẬP TỈNH (1991 – 2021) QUA NHỮNG CON SỐ THỐNG KÊ (11/05/2021 15:43)

NHỮNG KẾT QUẢ CHỦ YẾU CỦA CUỘC ĐIỀU TRA BIẾN ĐỘNG DÂN SỐ VÀ KẾ HOẠCH HOÁ GIA ĐÌNH THỜI ĐIỂM 1/4/2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG (04/05/2021 15:12)

Thanh tra điều tra chăn nuôi thời điểm 1/4/2021tại huyện Đồng Văn (29/04/2021 14:23)

Tác động của dịch tả lợn Châu Phi đến sự phát triển chăn nuôi lợn trên địa bàn tỉnh Hà Giang (29/04/2021 10:17)