Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Điều tra thống kê

Gửi Email In trang Lưu
Kết quả điều tra mẫu lao động việc làm năm 2014

10/04/2015 15:21

Cuộc điều tra lao động việc làm năm 2014 trên địa bàn tỉnh được thực hiện theo Quyết định số 1241/QĐ-TCTK ngày 15/11/2013 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, nhằm thu thập thông tin về số lượng, chất lượng lao động tham gia thị trường lao động; cung cấp thông tin cho các nhà quản lý, hoạch định chính sách thực hiện việc giám sát kế hoạch phát triển nhân lực, phát hiện và đánh giá mức độ ảnh hưởng của biến động kinh tế đến lao động, việc làm của cả nước, của các vùng và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

               Toàn tỉnh Hà Giang có 228 địa bàn với 3.421 hộ thuộc 11/11 huyện, thành phố, mỗi tháng triển khai thu thập thông tin 19 địa bàn với 285 hộ. Để thực hiện thống nhất và đạt kết quả cao, Cục Thống kê Hà Giang đã xây dựng kế hoạch số 33/CTK-KHĐT ngày 12/12/2014 triển khai đối với 11/11 huyện, thành phố từ khâu chuẩn bị địa bàn, cập nhật bảng kê, chọn hộ, tập huấn nghiệp vụ, thu thập thông tin tại địa bàn, kiểm tra giám sát, ghi mã, xử lý thông tin, …Tính đến tháng 12/2014, cuộc điều tra đã kết thúc, Tổng cục Thống kê đã tiến hành nhapạ tin, xử lý, tổng hợp, suy rộng kết quả điều tra.

Căn cứ kết quả suy rộng của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê đánh giá những kết quả chủ yếu của cuộc Điều tra lao động và việc làm năm 2014 trên địa bàn tỉnh, nhằm cung cấp các thông tin về lao động và việc làm cho người sử dụng.
 

 1. Lực lượng lao động

 

1.1 . Quy mô lực lượng lao động và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

                Đến 31/12/2014, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh là 50,5 vạn người. Lực lượng lao động khu vực thành thị chiếm 14,1%; nông thôn chiếm 85,9%. Mặc dù đã có sự chuyển dịch lực lượng lao động từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, song phần lớn lực lượng lao động của tỉnh vẫn tập trung ở khu vực nông thôn. Lực lượng lao động nữ chiếm khoảng 49,9%, tương ứng 25,3 vạn người.

Biểu 1: Tỷ trọng lực lượng lao động
và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động năm 2014
Đơn vị tính: Phần trăm 
 

 

Đặc trưng 
 
 
cơ bản
 Tỷ trọng tham gia LLLĐ
Tỷ lệ tham gia LLLĐ
 

 Chung

 

 Nam

 

 

Nữ

 

 

 

% Nữ

 

 

 Chung

 

 

Nam

 

 

 

Nữ

 

Toàn tỉnh
100,0
100,0
100,0
49,9
 93,2
94,1
92,2
Thành thị
 14,1
13,5
14,6
48,2
83,1
83,7
82,6
Nông thôn
85,9
86,5
85,4
51,8
95,0
96,0
94,1
Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động chung toàn tỉnh là 93,2%. Không có sự khác biệt lớn giữa tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa nam và nữ. Nhưng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ tham gia lực lượng lao động giữa khu vực nông thôn với khu vực thành thị (nông thôn cao hơn thành thị 11,9 điểm phần trăm).
 

1.2. Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động

                Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi vừa phản ánh tình trạng nhân khẩu học vừa thể hiện tình hình kinh tế - xã hội. Lực lượng lao động của tỉnh trẻ, với thị phần lớn của nhóm lao động tuổi từ 15-39 (hiện chiếm khoảng 61,5%).

Hình 1: Tỷ trọng lực lượng lao động
chia theo nhóm tuổi và thành thị/nông thôn năm 2014
Hình 1 chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong phân bố lực lượng lao động theo nhóm tuổi giữa khu vực thành thị với khu vực nông thôn. Tỷ trọng nhóm lao động trẻ (15-24 tuổi) và nhóm lao động già (55 tuổi trở lên) ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu vực nông thôn. Ngược lại, tỷ trọng nhóm lao động chính (25-54 tuổi) ở khu vực thành thị lại cao hơn ở khu vực nông thôn. Điều này phản ánh nhóm dân số trẻ ở khu vực thành thị đã gia nhập thị trường lao động muộn do có thời gian đi học dài hơn và lao động ở khu vực nông thôn tuy gia nhập sớm những lại rời khỏi lực lượng lao động muộn hơn, như một phẩn ảnh hưởng bởi đặc điểm của loại hình việc làm nông thôn.
 

 2. Việc làm

                 Biểu 2 cho thấy sự phân bố của số lao động có việc làm và số việc làm trên dân số 15+ chia theo giới tính, thành thị/nông thôn. Trong số 50,3 vạn lao động có việc làm của tỉnh, lao động khu vực nông thôn chiếm khoảng 86,2% (tương ứng khoảng 43,4 vạn lao động) và lao động nữ chiếm khoảng 49,9% tương ứng khoảng 25,2 vạn lao động).

 Biểu 2: Tỷ trọng lao động có việc làm và tỷ số việc làm trên dân số năm 2014

Đơn vị tính: Phần trăm 

Đặc trưng

 cơ bản

Tỷ trọng lao động có việc làm
Tỷ số việc làm trên dân số
 Chung

 

Nam

 

 

Nữ

 

 

% Nữ


 Chung

 

 Nam

 

Nữ

 

 

 
 100,0
100,0
100,0
49,9
92,9
93,9
91,9
Thành thị
13,8
13,3
14,3
51,8
81,7
82,3
81,0
Nông thôn
 86,2
86,7
85,7
49,7
95,0
95,9
94,0
Tỷ số việc làm trên dân số năm 2014 đạt 92,9%. Chênh lệch về tỷ số việc làm giữa thành thị với nông thôn khá cao, khoảng 13,3 điểm phần trăm. Chênh lệch về tỷ số việc làm giữa nam và nữ không đáng kể, chỉ khoảng 2 điểm phần trăm. 
Biểu 3: Cơ cấu lao động có việc làm

chia theo loại hình kinh tế và khu vực kinh tế năm 2014.

Đơn vị tính: Phần trăm
Đặc trưng
cơ bản

 Khu vực kinh tế
 Loại hình kinh tế

Nông lâm nghiệp và thủy sản

 

 Công nghiệp và xây dựng
 Dịch vụ


Nhà nước
 Ngoài nhà nước

 

 

 


Vốn nước ngoài
 Toàn tỉnh
 85,2

 

4,3
 10,5
7,79
 92,20
 0,01
Thành thị
34,7
12,2
53,1
36,34
63,61
0,05
Nông thôn
93,3
3,3
3,4
3,21
96,79
0,00
 Giới tính
 -
 -
 -
 -
-
 -
Nam
82,6
7,4
10,0
7,50
92,50
0,00
Nữ
87,7
1,2
11,1
8,09
91,90
0,01
Biểu 3 chỉ ra cho thấy tỷ trọng lao có việc làm của tỉnh chia theo khu vực  và loại hình kinh tế. Trong tổng số 50,3 vạn lao động có việc làm năm 2014, có 85,2% lao động làm việc trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản; chỉ có 4,3% lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng; và 10,5% lao động làm việc trong lĩnh vực dịch vụ. Loại hình kinh tế nhà nước có 7,79% % lao động làm việc và phần lớn lao động làm việc trong các đơn vị thuộc loại hình kinh tế ngoài nhà nước.
 

 3. Thiếu việc làm và thất nghiệp

          Đến thời điểm 31/12/2014, toàn tỉnh có 1.030 người thiếu việc làm và 1.500 người thất nghiệp. Tình trạng thiếu việc làm chủ yếu diễn ra ở khu vực nông thôn, chiếm 73,2% số lao động thiếu việc làm toàn tỉnh. Trái lại, vấn đề thất nghiệp lại được quan tâm hơn ở khu vực thành thị, chiếm 87,4% số lao động thất nghiệp của toàn tỉnh.

Tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm trong độ tuổi lao động được tính cho nữ từ 15-54 tuổi, nam từ 15-59 tuổi. Tính đến 31/12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của toàn tỉnh rất thấp, chỉ có 0,33%.
Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 1,9%, cao hơn khu vực nông thôn 1,8 điểm phần trăm.
Tỷ lệ thiếu việc làm chung toàn tỉnh là 0,3%. Khu vực nông thôn có tỷ lệ thiếu việc làm là 0,2%, khu vực thành thị 0,4%.
Mặc dù tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm không cao nhưng thực tế cho thấy giá trị một giờ công của lao động trên địa bàn tỉnh đang rất thấp. Đây là vấn đề đang đặt ra, cần có điều tra, nghiên cứu và có giải pháp để nâng cao giá trị giờ công lao động. Có như vậy mới nâng cao được thu nhập cho người lao động, xóa đói giảm nghèo bền vững./.

 

Tăng Bá Tuyên