Thứ ba, Ngày 30 Tháng 4 Năm 2024

Lĩnh vực chuyên ngành

Gửi Email In trang Lưu
Tình hình giá cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng Tháng 3 năm 2017

30/03/2017 14:16

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3 năm 2017 giảm 0,25% so với tháng trước; so với tháng 12 năm trước tăng 0,35%; so với cùng tháng năm trước tăng 3,43%; và bình quân cùng kỳ tăng 3,82%.

          Trong tháng, nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm do nguồn cung dồi dào, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn không còn cao như tháng trong và sau Tết Nguyên đán nữa, đã làm cho giá các mặt hàng này giảm. Cùng với, thời tiết chuyển mùa nên nhu cầu mua sắm mặt hàng đồ dùng thiết bị gia đình mùa đông giảm, đây là nguyên nhân chính làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng này giảm. Tuy giá xăng dầu điều chỉnh giảm vào ngày 6/3/2017 và ngày 21/3/2017, giá gas điều chỉnh giảm vào ngày 1/3/2017, nhưng tính bình quân so với tháng trước giá xăng dầu và giá gas vẫn tăng, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt trong tháng tăng làm cho giá các mặt hàng này tăng cũng đã góp phần vào mức tăng CPI tháng này.
          Diễn biến giá của các nhóm hàng chính trong tháng 3 năm 2017 như sau:

          1. Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống: giảm (- 0,79%) so với tháng trước, hạn chế mức tăng CPI tháng này là 0,34%; trong đó:  

          - Lương thực: giảm (- 0,25%) so với tháng trước.

          - Thực phẩm: giảm (- 1,01%) so với tháng trước.    

2. Nhóm may mặc, mũ nón, giày dép: tăng (+ 0,29%) so với tháng trước, góp phần vào mức tăng CPI tháng này là 0,03%.

          3. Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và VLXD: tăng (+ 0,24%) so với tháng trước, đóng góp vào mức tăng CPI của tháng này là 0,03%.

          4. Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình: giảm (- 0,12%) so với tháng trước.

          5. Nhóm giao thông: tăng (+ 0,42%) so với tháng trước, góp phần vào mức tăng CPI tháng này là 0,06%.

          6. Nhóm văn hóa, giải trí và du lịch: giảm (- 0,14%) so với tháng trước.

          7. Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác: giảm (- 0,07%) so với tháng trước

          * Chỉ số giá vàng: giảm (- 0,26%) so với tháng trước.

          * Chỉ số giá đô la Mỹ: tăng (+ 0,68%) so với tháng trước.

          Dự báo tháng 4 một số mặt hàng rau quả vào giáp vụ, nguồn cung hạn chế, khả năng giá sẽ tăng. Cùng với, thời tiết chuyển nóng, nhu cầu mua sắm quần áo, đồ dùng thiết bị gia đình phục vụ mùa hè của người dân trên địa bàn tăng. Tuy nhiên, giá xăng dầu điều chỉnh giảm sẽ hạn chế mức tăng CPI của tháng sau, và làm cho chỉ số giá tiêu dùng tháng sau không có biến động lớn.

Nguồn: trích “báo cáo biến động chỉ số giá tiêu dùng và dịch vụ tháng 3 năm 2017 trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Lê Thanh Huyền