MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG VÀ TỶ PHẦN ĐÓNG GÓP CỦA YẾU TỐ ĐẾN BIẾN ĐỘNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG TỔNG HỢP CHUNG CỦA KINH TẾ TỈNH HÀ GIANG GIAI ĐOẠN 2011 - 2019

28/08/2020 09:22

Năng suất lao động (NSLĐ) phản ánh năng lực tạo ra của cải, hiệu suất lao động cụ thể trong quá trình sản xuất, đo bằng số sản phẩm hay lượng giá trị tạo ra trong một đơn vị thời gian (thường tính trong thời gian 1 năm).

Năng suất lao động xã hội được tính bằng cách lấy Tổng sản phẩm trong nước (GDP) chia cho tổng số người làm việc bình quân của cả nước - đối với cả nước; còn đối với cấp tỉnh, thành phố thì tính bằng cách lấy Tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) chia cho tổng số người làm việc bình quân của tỉnh, thành phố (thường tính trong một năm - 12 tháng). Từ năm 2013 trở về trước, chỉ tiêu GRDP được phân chia và tính cơ cấu theo 3 khu vực kinh tế: Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng; và Dịch vụ (ở từng khu vực đã bao gồm cả thuế sản phẩm trừ đi trợ cấp sản phẩm) nên khi phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động năng suất lao động tổng hợp chung của nền kinh tế ta thường phân tích được ảnh hưởng của hai yếu tố là: (1) Biến động bản thân yếu tố tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế và (2) Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực. Từ năm 2014 trở lại đây, cơ cấu chỉ tiêu GRDP vẫn chia thành 3 khu vực, nhưng có thêm bộ phận thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm được tách riêng và như vậy chỉ tiêu GRDP có 4 bộ phận cấu thành. Với đặc điểm đó, khi tính NSLĐ chung cho toàn nền kinh tế (bằng GDP hoặc GRDP có cả thuế sản phẩm chia cho tổng số lao động làm việc bình quân trong nền kinh tế, tức là số lao động của 3 khu vực cộng lại) sẽ có sự chênh lệch so với NSLĐ tính bình quân từ NSLĐ của 3 khu vực, vì GDP hoặc GDRP để tính NSLĐ của 3 khu vực không có thuế sản phẩm. Do đó, khi phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến biến động năng suất lao động tổng hợp chung của nền kinh tế, ngoài việc phân tích biến động bản thân yếu tố tăng NSLĐ của các khu vực kinh tế và thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực thì còn phải phân tích thêm yếu tố nữa là thay đổi tỷ trọng hay cơ cấu thuế sản phẩm có trong chỉ tiêu GDP hoặc GRDP. Dưới đây, dựa trên số liệu GDRP của Tổng cục Thống kê đánh giá lại, phân bổ cho các địa phương giai đoạn 2010 - 2018 và sơ bộ năm 2019 sẽ phân tích mức độ ảnh hưởng của 3 yếu tố: (1) Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP thông qua thay đổi hệ số k (k = NSLĐ tổng hợp chung : NSLĐ bình quân giữa 3 khu vực; trị số của k phụ thuộc vào tỷ trọng của thuế sản phẩm chiếm trong GRDP, năm nào có tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP tăng lên thì k>1 và làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế, và ngược lại năm nào tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP giảm đi thì k<1 và làm giảm NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế); (2) Tăng, giảm NSLĐ nội bộ hay nội lực của các khu vực; (3) Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực đến NSLĐ tổng hợp chung của kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019.

Để tính được NSLĐ ta cần chuẩn bị các số liệu, có thể hệ thống số liệu về các chỉ tiêu: GRDP toàn nền kinh tế (có bao gồm thuế sản phẩm), GRDP của các khu vực kinh tế (đã loại trừ thuế sản phẩm) theo giá hiện hành và số lao động làm việc bình quân phân theo các khu vực kinh tế của tỉnh Hà Giang từ năm 2010 đến năm 2019 như ở Bảng 1 dưới đây.

Bảng 1: GRDP theo giá hiện hành và số lao động làm việc bình quân của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 – 2019 

 

 

 

GRDP

 

GRDP giá hiện hành trừ

 

Tổng

 

Số lao động theo khu vực

 

 

 

 

thuế sản phẩm theo các

 

lao

 

 

 

 

theo hiện

 

 

 

(Nghìn người)

 

 

 

Năm

 

 

khu vực (Tỷ đồng)

 

động

 

 

 

 

 

hành

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Nghìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Tỷ đồng)

 

NLNTS

 

CNXD

 

DV

 

 

NLNTS

 

CNXD

 

DV

 

 

 

 

 

 

 

người)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

A

 

1

 

2

 

3

 

4

 

5

 

 

6

 

 

7

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2010

7.923

2.822

1.309

3.242

457,3

 

377,5

 

15,8

 

 

64,0

 

2011

10.506

3.762

1.957

3.959

468,4

 

385,5

 

22,2

 

 

60,7

 

2012

11.991

4.171

2.391

4.622

463,5

 

389,3

 

20,9

 

 

53,3

 

2013

13.677

4.662

2.841

5.326

503,1

 

430,6

 

20,0

 

 

52,6

 

2014

15.554

5.192

3.419

5.991

506,0

 

430,0

 

22,1

 

 

54,0

 

2015

16.218

5.546

3.275

6.417

491,7

 

412,3

 

22,2

 

 

57,2

 

2016

18.002

6.018

3.686

7.182

510,4

 

430,6

 

25,5

 

 

54,4

 

2017

19.971

6.227

4.344

8.167

512,7

 

413,7

 

27,5

 

 

71,5

 

2018

22.149

6.770

4.970

9.042

531,1

 

411,5

 

34,8

 

 

84,8

 

 

Sơ bộ

 

 

 

 

 

 

 

 

528,0

 

408,2

 

40,4

 

 

79,5

 

2019

24.096

7.047

5.702

9.933

 

 

 

 

 

 Nguồn: Số liệu từ Niên giám Thống kê và các nguồn khác của Cục Thống kê

(Ghi chú: Cột 1: GRDP theo hiện hành có cả thuế sản phẩm;

Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8)

Trên cơ sở số liệu Bảng 1, ta tính được NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế (bằng GRDP có bao gồm thuế sản phẩm chia cho tổng số lao động làm việc bình quân trong các khu vực); NSLĐ các khu vực kinh tế (bằng GRDP đã trừ thuế sản phẩm do mỗi khu vực tạo ra chia cho số lao động làm việc bình quân tương ứng); NSLĐ bình quân giữa các khu vực (bằng tổng GRDP đã trừ thuế sản phẩm của các khu vực chia cho tổng số lao động làm việc của các khu vực); và hệ số k đặc trưng quan hệ so sánh giữa NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế và NSLĐ bình quân giữa các khu vực. Kết quả tính toán các chỉ tiêu này được thể hiện chi tiết ở Bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu năng suất lao động và hệ số k của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2010 - 2019 

Năm

NSLĐ

tổng hợp chung toàn nền kinh tế (Triệu đồng/người)

NSLĐ của các khu vực       (Triệu đồng/người)

NSLĐ bình quân giữa các khu vực (Triệu đồng/người)

Hệ số K

NLNTS

CNXD

DV

A

1

2

3

4

5

6 = 1 : 5

2010

17,33

7,48

82,91

50,65

16,12

1,0746

2011

22,43

9,76

88,17

65,17

20,66

1,0856

2012

25,87

10,71

114,39

86,73

24,13

1,0722

2013

27,18

10,83

142,39

101,27

25,50

1,0661

2014

30,74

12,08

154,98

110,96

28,86

1,0652

2015

32,98

13,45

147,65

112,12

30,99

1,0643

2016

35,27

13,98

144,83

131,97

33,08

1,0661

2017

38,95

15,05

157,82

114,29

36,55

1,0658

2018

41,70

16,45

142,94

106,59

39,13

1,0658

Sơ bộ 2019

45,64

17,26

141,31

124,98

42,96

1,0623

 Nguồn: Tác giả tính toán

(Ghi chú: Cột 1 = Cột 1 Bảng 1 chia Cột 5 Bảng 1; Cột 2, 3 và 4 = Cột 2, 3 và 4 Bảng 1 chia Cột 6, 7 và 8 Bảng 1; Cột 5 = Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 Bảng 1 chia Cột 5 Bảng 1; Cột 6 = Cột 1 chia Cột 5)

Dựa vào số liệu của Bảng 2 vừa tính trên đây về NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế (có bao gồm cả thuế sản phẩm); NSLĐ của từng khu vực kinh tế, NSLĐ bình quân giữa các khu vực kinh tế (đã loại trừ thuế sản phẩm); hệ số k; và số liệu về lao động có ở Bảng 1, sử dụng pháp pháp chỉ số ta tính được mức độ ảnh hưởng và tỷ phần đóng góp của các yếu tố: (1) Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP (thông qua thay đổi hệ số k); (2) Tăng, giảm NSLĐ nội bộ hay nội lực của các khu vực; (3) Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực vào tăng NSLĐ tổng hợp chung của nền kinh tế tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019 như Bảng 3. 

Bảng 3: Tốc độ tăng NSLĐ tổng hợp chung và tỷ phần đóng góp của các yếu tố vào tăng NSLĐ tổng hợp chung của tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2019 

Đơn vị tính: %

Năm

Tốc độ tăng NSLĐ tổng hợp chung

Tăng NSLĐ tổng hợp chung do các yếu tố

Tỷ phần đóng góp vào tăng NSLĐ tổng hợp chung do các yếu tố

Thay đổi hệ số k

Tăng/giảm NSLĐ nội bộ các khu vực

Thay đổi cơ cấu lao động

Thay đổi hệ số k

Tăng/giảm NSLĐ nội bộ các khu vực

Thay đổi cơ cấu lao động

A

1

2

3

4

5 =

(2/1)*100

6 =

(3/1)*100

7 =

(4/1)*100

2011

29,44

1,31

24,87

3,26

4,44

84,49

11,07

2012

15,33

-1,44

21,59

-4,82

-9,40

140,81

-31,41

2013

5,08

-0,60

11,31

-5,63

-11,74

222,41

-110,67

2014

13,08

-0,10

10,37

2,81

-0,73

79,28

21,46

2015

7,29

-0,09

3,32

4,07

-1,22

45,49

55,73

2016

6,93

0,18

7,81

-1,05

2,57

112,62

-15,19

2017

10,45

-0,03

-2,72

13,20

-0,29

-26,00

126,29

2018

7,06

-0,002

-3,06

10,12

-0,03

-43,43

143,47

2019

9,43

-0,35

8,36

1,43

-3,75

88,64

15,12

Bình quân 2011-2015

13,74

-0,45

14,29

-0,06

-3,27

104,04

-0,46

Bình quân 2015-2019

8,22

-0,33

2,74

5,55

-4,03

33,33

67,51

          Nguồn: Tác giả tính toán

          Số liệu ở Bảng 3 cho thấy, NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế của Hà Giang từ năm 2011 đến năm 2019 liên tục tăng lên, nhưng tốc độ tăng không đều giữa các năm: Tăng thấp nhất là năm 2013 (đạt 5,08%), sau đó đến năm 2016 (9,93%), năm 2018 (7,06%), năm 2015 (7,29%) và năm 2019 (9,43%). Các năm 2011, 2012, 2014, 2017 có NSLĐ tăng với tốc độ trên 10%, tốc độ tăng tương ứng các năm là: 29,44%; 15,33%; 13,08%; 10,45%, riêng năm 2011 là năm có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất trong giai đoạn 2011 - 2019. Tốc độ tăng NSLĐ bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 của Hà Giang đạt 13,74%; và bình quân năm giai đoạn 2015 - 2019 đạt 8,22%. Hình 1 dưới đây giúp quan sát rõ hơn sự biến động về NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế, NSLĐ bình quân giữa các khu vực và NSLĐ của từng khu vực giai đoạn 2010 - 2019 tỉnh Hà Giang.

Hình 1: Diễn biến NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế, NSLĐ bình quân giữa các khu vực và NSLĐ của từng khu vực giai đoạn 2010 - 2019 tỉnh Hà Giang.

Phân tích biến động của tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế do ảnh hưởng của 3 yếu tố cho biết cụ thể:

          - (1) Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP (tức là biến động của hệ số k) có ảnh hưởng đến tăng NSLĐ tổng hợp chung: Các năm 2012, 2013, 2014, 2015, 2017, 2018 và 2019 trong giai đoạn 2011 - 2019, tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP của tỉnh Hà Giang đều giảm nên đã làm giảm NSLĐ lần lượt là: 1,44%; 0,60%; 0,10%; 0,09%; 0,03%; 0,002%; 0,35% tương ứng với giảm tỷ phần đóng góp là: 9,40%; 11,74%; 0,73%; 1,22%; 0,29%; 0,03%; 3,75%. Chỉ có năm 2011 và năm 2016 có tỷ trọng thuế sản phẩm trong GRDP đã góp phần làm tăng NSLĐ lần lượt là 1,31% và 0,18% tương ứng với tăng tỷ phần đóng góp là 4,44% và 2,57%. Bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015, thay đổi trọng thuế sản phẩm làm giảm NSLĐ 0,45%; và bình quân giai đoạn 2015 - 2019 thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm làm giảm NSLĐ 0,33%. Về cơ bản trong giai đoạn 2011 - 2019, thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm trong GDRP của tỉnh Hà Giang đều làm giảm NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế.

          - (2) Tăng, giảm NSLĐ nội bộ các khu vực là yếu tố đóng góp nhiều nhất vào tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế. Năm 2011 tăng NSLĐ nội bộ các khu vực làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế cao nhất là 24,87% tương ứng với tăng tỷ phần đóng góp 84,49%. Tiếp đến là năm 2012 tăng NSLĐ nội bộ các khu vực làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế là 21,59% tương ứng với tăng tỷ phần đóng góp 140,81%. Các năm 2013, 2014, 2015, 2016 và năm 2019 tăng NSLĐ nội bộ các khu vực làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế có tốc độ và tỷ phần đóng góp thấp hơn năm 2011, 2012, các số liệu về tốc độ tăng và tỷ phần đóng góp tương ứng là: 11,31% - 222,41%; 10,37% - 79,28%; 3,32% - 45,49%; 7,81% - 112,62%; 8,36% - 88,64%. Riêng các năm 2017 và 2018 NSLĐ nội bộ các khu vực làm giảm NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế là 2,72% và 3,06% tương ứng với giảm tỷ phần đóng góp là 26% và 43,43%; nguyên nhân do khu vực CN-XD và DV có năng suất cao lại bị giảm, trong khi đó khu vực NLNTS có năng suất thấp nhưng lại tăng cũng không thể kéo NSLĐ nội bộ các khu vực tăng lên.

          Xem xét bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 thì tăng NSLĐ nội bộ các khu vực làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế của tỉnh là 14,29% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 104,04%; giai đoạn 2015 - 2019 thì tăng NSLĐ nội bộ các khu vực làm tăng NSLĐ tổng hợp chung đạt mức thấp hơn là 2,74% tương ứng với tỷ phần đóng góp là 33,33%.

          - (3) Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực: Năm 2012, 2013 và năm 2016 tỷ trọng lao động trong khu vực Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản có NSLĐ thấp nhất tăng lên, còn tỷ trọng lao động trong khu vực Công nghiệp - Xây dựng và Dịch vụ có NSLĐ cao hơn lại giảm đi đã làm cho NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế giảm 4,82%; 5,63%; 1,05% tương ứng với tỷ phần đóng góp giảm 31,41%; 110,67%; 15,19%. Còn lại các năm khác có thay đổi cơ cấu lao động theo hướng làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế. Bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015 chuyển dịch cơ cấu lao động làm giảm NSLĐ tổng hợp chung là 0,06%, tương ứng tỷ phần đóng góp giảm 0,46%. Giai đoạn 2015 - 2019, chuyển dịch cơ cấu lao động có xu hướng ngược lại làm tăng NSLĐ tổng hợp chung là 5,55%, tương ứng tỷ phần đóng góp tăng 67,51%.

          Tóm lại, khi chỉ tiêu GRDP ngoài việc phân chia thành 3 khu vực kinh tế: Nông - Lâm nghiệp - Thủy sản; Công nghiệp - Xây dựng; và Dịch vụ, còn có riêng bộ phận thuế sản phẩm thì khi nghiên cứu biến động của chỉ tiêu NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế (NSLĐ tính theo GRDP) cần phải tính đến tác động của 3 yếu tố, đó là: (1) Thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm chiếm trong GRDP; (2) Tăng, giảm NSLĐ nội bộ hay nội lực của các khu vực; (3) Thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực. Theo đó, với số liệu của các chỉ tiêu liên quan từ năm 2010 đến 2019 của tỉnh Hà Giang, tác giả đã tính toán và đi đến kết luận chung là: Bình quân năm giai đoạn 2011 - 2015; và 2015 - 2019 chỉ tiêu NSLĐ tổng hợp chung nền kinh tế của Hà Giang tăng 13,74% và 8,22%, trong đó:

          - (1) Do thay đổi tỷ trọng thuế sản phẩm ở cả hai giai đoạn đều làm giảm, nhưng mức độ làm giảm không đáng kể là 0,45% và 0,33%, tương ứng với giảm tỷ phần đóng góp là 3,27% và 4,03%;

          - (2) Do tăng, giảm NSLĐ nội bộ các khu vực ở cả hai giai đoạn đều làm tăng và làm tăng ở mức lớn nhất là 12,49% và 2,74% tương ứng với tăng tỷ phần đóng góp là 104,04% và 33,33%.

          - (3) Do thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực ở giai đoạn 2011 - 2015 làm giảm NSLĐ tổng hợp chung nhưng với mức giảm không đáng kể là 0,06% tương ứng với giảm tỷ phần đóng góp 0,46%; tuy nhiên, sang giai đoạn 2015 - 2019 thì thay đổi cơ cấu lao động giữa các khu vực có xu hướng ngược với giai đoạn trước, lại làm tăng NSLĐ tổng hợp chung toàn nền kinh tế khá cao với mức là 5,55% tương ứng với tăng tỷ phần đóng góp là 67,51%./.

Tăng Bá Tuyên